Bể siêu âm trong phòng thí nghiệm – Công dụng và ứng dụng

Việc vệ sinh sạch sẽ dụng cụ phòng thí nghiệm thường xuyên đảm bảo được tuổi thọ của thiết bị và cho kết quả thí nghiệm chính xác. Nhưng trong phòng thí nghiệm có rất nhiều thiết bị và dụng cụ có tính chất nguy hiểm cho con người nếu tiếp xúc trực tiếp. Điều tối quan trọng là thiết bị thí nghiệm cần phải được làm sạch đúng cách và an toàn. Chính vì thế mà bể siêu âm trong phòng thí nghiệm được cho là một giải pháp tối ưu cho việc này. Cùng tìm hiểu lý do tại sao trong bài viết sau đây.

VÌ SAO PHẢI RỬA SẠCH DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM?

Rửa sạch thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm là việc làm cần thiết vì những lý do sau:

  • Bảo vệ sự an toàn của nhân viên phòng thí nghiệm để tránh bị nhiễm bệnh ngoài ý muốn
  • Ngăn ngừa hỏng sản phẩm hoặc vật mẫu
  • Bảo vệ tuổi thọ các thiết bị thí nghiệm và cơ sở hạ tầng liên quan

Phòng thí nghiệm nơi thực hiện các nghiên cứu, thử nghiệm, tạo ra hợp chất mới… Quá trình này đòi hỏi dụng cụ gắp, vật dụng chai lọ đựng vật mẫu, lọ đựng hoá chất, dung dịch cần phải được rửa sạch đảm bảo độ tinh khiết tối đa. Nếu không được rửa sạch đúng cách, còn sót lại hoá chất trên chai lọ, dụng cụ sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, hỏng vật mẫu thậm chí gây nguy hiểm cho nhân viên và các nhà khoa học khi tiếp xúc phải.

Bể siêu âm trong phòng thí nghiệm

 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỂ SIÊU ÂM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Nguyên lý bể siêu âm trong phòng thí nghiệm là quá trình làm sạch sử dụng dung dịch chất lỏng và sóng siêu âm Ultrasonic để làm sạch vật dụng, thiết bị thí nghiệm.

Hiện tượng “lỗ hổng âm thanh” diễn ra trong đó hàng triệu bong bóng siêu nhỏ được tạo ra khi sóng siêu âm  (25 – 42 kHz) truyền qua môi trường chất lỏng. Bong bóng chứa hiệu ứng chân không phát triển và nhanh chóng xẹp xuống, vỡ,  tác động lên bề mặt vật dụng loại bỏ các chất bẩn.

Tuy những bong bóng chỉ nhỏ li ti nhưng sự tích luỹ của các bong bóng gây ra hiệu ứng lớn, tạo nhiệt độ và lực tác động đáng kể, giúp làm sạch bằng sóng siêu âm hiệu quả triệt để hơn.

Hình ảnh mô tả quá trình làm sạch sử dụng sóng siêu âm của bể siêu âm trong phòng thí nghiệm:

Nguyên lý hoạt động của bể siêu âm trong phòng thí nghiệm
Nguyên lý làm sạch của bể siêu âm trong phòng thí nghiệm

Bể siêu âm trong phòng thí nghiệm được coi là một cuộc cách mạng làm sạch trong các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm hay ngành y tế với khả năng vượt trội về sức mạnh tẩy rửa hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp làm sạch thủ công.

>>> XEM THÊM: MÁY RỬA DỤNG CỤ Y TẾ

SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VÀ SỬ DỤNG SÓNG SIÊU ÂM RỬA DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

Tẩy rửa bằng phương pháp truyền thốngRửa dụng cụ bằng bể siêu âm trong phòng thí nghiệm
 Mất nhiều công sức, hiệu quả không caoCác phím bấm điều khiển đơn giản, dễ thực hiện
Cần lựa chọn hoá chất tẩy rửa phù hợpKhông cần tiếp xúc với hoá chất độc hại
Từng loại hoá chất sẽ có thời gian làm sạch khác nhauCó lập trình thời gian sẵn
Không tiếp cận được đến những chi tiết nhỏ mà mắt thường không

nhìn thấy được (ví dụ như: vết nứt, kẽ hở, bản lề …)

Tiếp cận làm sạch  đến từng chi tiết nhỏ của đồ vật

LỢI ÍCH CỦA RỬA DỤNG CỤ BẰNG BỂ SIÊU ÂM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Thiết bị bể rửa làm sạch bằng sóng siêu âm ra đời như một cứu cánh cho những người phải làm việc thường xuyên trong phòng thí nghiệm. Sử dụng bể siêu âm trong phòng thí nghiệm giúp bảo vệ da tay bạn cũng như bạn sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc hại.

Thêm vào đó năng lượng siêu âm có khả năng làm sạch vượt trội hơn so với việc cọ rửa dụng cụ thông thường. Những bong bóng nhỏ li ti có thể tiếp cận khe hở nhỏ, rãnh, vết nứt cuốn trôi đi chất bẩn mà không thể thực hiện được bằng phương pháp thủ công. Ngoài ra làm sạch bằng sóng siêu âm cũng giảm thiểu rủi ro nhân viên bị thương bởi vết cắt khi rửa các dụng cụ thí nghiệm sắc nhọn.

ỨNG DỤNG BỂ RỬA SIÊU ÂM PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bể rửa siêu âm làm sạch dụng cụ, thiết bị thí nghiệm được sử dụng cho phòng thí nghiệm y tế, sinh học, vi sinh học, dược phẩm, nghiên cứu thực phẩm …

Ngoài ứng dụng rửa siêu âm phòng thí nghiệm, bể rửa siêu âm còn được sử dụng trong gia đình, trường học hay nhiều ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp điện tử, cơ khí, khai thác khoáng sản, bệnh viện, viện nghiên cứu khoa học … 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *