Khi chúng ta rửa bát có những thói quen mà chúng ta chỉ vô tình nhưng nó lại âm thầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn.
Cọ xát đũa khi rửa
Khi rửa bát với số lượng đũa nhiều chúng ta thường sẽ có thói quen lăn chà đũa vào với nhau để chúng tạo ma sát đẩy chất bẩn ra dễ dàng hơn. Nhưng cách này sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, có thể sẽ gây nên vết nứt nhỏ khiến bề mặt đũa trở nên thô ráp, đặc biệt là có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Đặc biệt cách làm này có thể lây nhiễm chéo các vi khuẩn có hại hay có bệnh truyền nhiễm từ đũa người này sang đũa người khác.
Bạn cần tránh tình trạng này thay vào đó là bận cần dùng miếng rửa bát rửa sạch từng chiếc đũa một để loại bỏ dầu mỡ cũng như xà phòng bám trên đó.
Cất bát đũa khi chưa khô
Khi chúng ta rửa bát đũa xong chúng ta cần để khô ráo rồi cất lên trạm. Tránh tình trạng bát đũa vẫn ướt sẽ tạo môi trường ẩm ướt – điều kiện để vi khuẩn, vi sinh vật phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tình trạng nấm mốc. Ngoài ra còn có khả năng sản sinh ra chất gây ung thư nghiêm trọng là aflatoxin
Thay vì rửa xong bạn cho lên trạm cất thì bạn cần cho vào một giỏ đựng hoặc để những nơi khô ráo, hoặc có thể lau để tránh bát đũa ẩm tạo điều kiện cho những vi sinh vật phát triển.
Bát đũa ăn xong chồng chất
Sau khi ăn cơm chúng ta thường sẽ có thói quen ngâm bát mà chưa rửa ngay. Điều này là không đúng vì hành động này sẽ nuôi dưỡng vi khuẩn bởi thời gian để vi khuẩn thích hợp xâm nhập vào bát đũa là từ 1-4 tiếng sau ăn. Sau đó là khoảng thời gian vi khuẩn phát triển khá mạnh.
Bạn cần chia loại bát đũa theo từng loại thức ăn như thức ăn khô, thức ăn dầu mỡ,…. thì sẽ dễ dàng rửa sạch hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Xem thêm: Máy rửa chén công nghiệp
Đổ nước rửa bát trực tiếp lên
Khi bạn cho trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa sẽ không giúp tẩy sạch dầu mỡ mà còn gây lãng phí nước. Và nếu bạn rửa không kĩ những tồn dư của nước rửa bát bám vào khi chúng ta ăn phải sẽ gây một số triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,…
Điều bạn cần làm là pha loãng chúng ra với nước và sử dụng rửa bát bảo đảm sạch hết hóa chất.
Không khử trùng bát đĩa
Dù có rửa bát sạch đến đâu nhưng vẫn sẽ tồn tại ít nhiều vi khuẩn vậy nên sau khi rửa bát bạn cần khử trùng chúng.
Nhiều gia đình hiện nay sở hữu máy rửa bát sẽ có tích hợp thêm tính năng khử khuẩn, tuy nhiên nếu bạn không có máy sấy, hay máy rửa bát thì bạn có thể sử dụng nước sôi trong khoảng 3-5 phút vì nước nóng có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và là cách làm truyền thống khá hiệu quả.
Sử dụng bộ đồ ăn trong nhiều năm
Chắc hẳn nhiều gia đình sử dụng đũa gỗ và thớt gỗ cho đến khi nó gãy hỏng, không sử dụng được nữa mới thay. Nhưng đó là điều sai lầm vì những đồ vật bằng gỗ rất dễ bị nấm mốc, hay mối mọt, thậm chí là có vết nứt nơi vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.
Bạn cần thay thế sau một khoảng thời gian sử dụng.
Miếng rửa bát dùng lâu không thay
Theo một số nghiên cứu thì miếng rửa bát sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn vì vi khuẩn phát triển và phân chia mỗi 20 phút nên lượng vi khuẩn trong mỗi miếng rửa chén gấp 200.000 lần so với bồn cầu và 20.000 lần khăn lau bếp. Vì vậy, việc phải thay miếng rửa bát định kì là điều cần thiết để tránh tỷ lệ nhiễm bệnh.
Trên đây là một số thói quen sai lầm khi rửa bát mà nhiều người thường mắc phải. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn!