Những quy trình xử lý dụng cụ y tế đúng tiêu chuẩn

Trong các bệnh viện, trung tâm y tế hay các phòng khám,… dụng cụ y tế là một dụng cụ không thể thiếu, nó giúp thực hiện các hoạt động như khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh hằng ngày. Trong y tế, dụng cụ y tế được phân làm 2 loại:

  • Loại sử dụng 1 lần: Dây truyền dịch, bơm kim tiêm, găng tay,…
  • Loại sử dụng nhiều lần: Bộ dụng cụ phẫu thuật, ống nội soi, bộ gây mê, bộ máy thở,…

Đối với những loại dụng cụ được sử dụng 1 lần, các nhân viên, cán bộ y tế sau khi thực hiện lần đầu tiền sẽ tiến hành hủy bỏ. Còn với loại được sử dụng nhiều lần có thể tái sử dụng thì có thể giúp tiết kiệm chi phí và lượng rác thải ra môi trường.

Những quy trình xử lý dụng cụ y tế đúng tiêu chuẩn
Những quy trình xử lý dụng cụ y tế đúng tiêu chuẩn

Nhưng vấn đề đặt ra đó là việc xử lý các dụng này để tái sử dụng như thế nào cho sạch và sử dụng được nhiều lần đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt trong y tế. Quá trình xử lý dụng cụ y tế phải được đảm bảo thực hiện chuẩn từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn, nếu không có thể gây ra những hậu quả với các bệnh nhân, nhân viên y tế và cộng đồng. Cũng vì thế mà quy trình làm sạch này cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn trong y tế.

Vậy quá trình xử lý dụng cụ y tế gồm những quy trình nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Làm sạch, khử nhiễm

Đối với bất kì dụng cụ nào việc làm sạch luôn là bước đầu tiên trong một quy trình xử lý dụng cụ. Thứ nhất, việc làm sạch nhằm loại bỏ các chất hữu cơ ra khỏi dụng cụ tăng hiệu quả cao đối với quá trình khử khuẩn. Thứ hai, dụng cụ sau khi sử dụng cần được ngâm trong dung dịch chứa đa enzyme.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp làm sạch hiện đại áp dụng những công nghệ mới. Bạn có thể tham khảo công nghệ sóng siêu âm được áp dụng trong các dòng máy rửa của thương hiệu Rama. Với nguyên lý hoạt động dựa trên sóng siêu âm trong dung dịch, các sóng âm sẽ tác động lên dung dịch nước tạo thành các bọt khí nhỏ sau khi chúng vỡ sẽ tạo thành những luồng sóng mạnh với tần số 28-40kHz quét sạch các vết bẩn dù trong những khe kẽ nhỏ nhất.

Những quy trình xử lý dụng cụ y tế đúng tiêu chuẩn
Làm sạch dụng cụ y tế

Bạn có thể tham khảo các dòng máy rửa siêu âm tại website Rama.vn để có thể lựa chọn cho mình phương thức làm sạch hiệu quả nhất.

Các dụng cụ sau khi được làm sạch thì cần kiểm tra lại bề mặt, các chi tiết và loại bỏ hoặc sửa chữa các dụng cụ có vấn đề như gãy, hỏng trước khi đến bước khử khuẩn.

Khử khuẩn mức độ vừa

Bước này sẽ áp dụng cho những dụng cụ tiếp xúc với da nguyên vẹn

Dụng cụ cần được lau khô nước trước khi ngâm hóa chất khử khuẩn vì cần đảm bảo nồng độ cũng như thời gian ngâm theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Đặc biệt khi ngâm bạn cần để dụng cụ ngập trong hóa chất.

Sau khi khử khuẩn mức độ vừa xong bạn có thể tráng dụng cụ bằng nước sạch. Các loại dung dịch, hóa chất khử khuẩn ở mức độ này bao gồm các chất tẩy rửa vệ sinh như cồn sát khuẩn,…

Những quy trình xử lý dụng cụ y tế đúng tiêu chuẩn
Khử khuẩn dụng cụ y tế

Khử khuẩn mức độ cao

Những dụng cụ bán thiết yếu khi không thể áp dụng tiệt khuẩn thì sẽ đến bước này. Đối với các dụng cụ phẫu thuật thì không cần áp dụng bước này.

Khi chọn hóa chất khử khuẩn cần thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phù hợp với dụng cụ

Dung dịch để khử khuẩn mức độ cao thường là glutaraldehyde, glutaraldehyde với phenol, orthophthalaldehyde, hydrogen peroxide và peracetic acide. Sau khi xử lý cần được rửa sạch với hóa chất và làm khô.

Đóng gói

Các dụng cụ trước khi cho vào tiệt trùng cần phải được đóng gói cẩn thận trong hộp hoặc những bao bì riêng.

Dán nhãn

Sau khi đóng gói dụng cụ đó cần phải có nhãn dán để nhận biết thông tin về ngày tiệt khuẩn, ngày hết hạn, tên hay mã dụng cụ,…. Bước này cần thực hiện ngay tại thời điểm đóng gói xog để tránh sai sót nhầm lẫn.

Xem thêm: máy rửa siêu âm

Cho vào buồng hấp

Những quy trình xử lý dụng cụ y tế đúng tiêu chuẩn
Hấp dụng cụ y tế

Dụng cụ khi được cho vào buồng hấp cẩn tuân thủ:

  • Sự lưu thông tuần hoàn của các tác nhân tiệt khuẩn xung quanh
  • Bề mặt dụng cụ phải được tiếp xúc với tác nhân tiệt khuẩn
  • Không được để dụng cụ chạm vào thành
  • Không được để che kín các lỗ thông khí

Tiệt khuẩn

Hiện nay có rất nhiều phương pháp tiệt khuẩn khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu của dụng cụ hay thời gian tiệt khuẩn mà bạn có thể lựa chọn phương pháp thích hợp.

Một số phương pháp tiệt khuẩn:

  • Sử dụng với máy tiệt trùng hơi nước đối với những dụng cụ chịu được nhiệt và độ ẩm.
  • Sử dụng phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp với những dụng cụ không chịu được nhiệt và độ ẩm
  • Phương pháp ngâm trong peracetic acid, glutaraldehyde
  • Phương pháp sấy khô

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình xử lý dụng cụ y tế đúng theo tiêu chuẩn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *